Ascorbic Acid hay còn gọi là Vitamin C được biết đến như một thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể, củng cố nền tảng sức khỏe làn da. Vậy bạn đã thực sự hiểu về thành phần dưỡng da nổi bật này chưa? Tác dụng của Ascorbic trong ngành mỹ phẩm là gì? 

Cùng Tasaki Beauty tìm hiểu nhé!

1. Ascorbic Acid là gì?

Ascorbic Acid là tên khoa học của Vitamin C, được nhà nghiên cứu Albert Szent Gyorgyi tìm ra và chiết xuất vào năm 1928. Theo nghiên cứu, Ascorbic Acid thuộc dạng Vitamin hòa tan trong nước, đây là thành phần rất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể và làn da.

Ở dạng tự nhiên, Vitamin C thường được tìm thấy trong các loại rau củ quả tươi. Đây được coi là thành phần quan trọng đối với hệ xương, da và răng, đồng thời kích thích sản sinh collagen cho cơ thể. Về mặt y học, Vitamin C còn giúp chữa lành các vết thương và điều tiết cân bằng lượng cholesterol trong máu.

Mặc dù là thành phần tự nhiên của làn da nhưng cơ thể con người lại không thể tự tổng hợp được Vitamin C. Vì vậy mà bạn cần bổ sung Vitamin C theo nhiều cách khác nhau: qua thực phẩm, viên uống tổng hợp và đối với làn da, việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm thoa trực tiếp lên da là điều cần thiết.

Bổ sung Vitamin C là điều vô cùng quan trọng

2. Công dụng của ascorbic acid trong mỹ phẩm

Nếu không có đủ độ ẩm, lớp biểu bì (lớp trên cùng của da) bắt đầu bị khô, ngứa, da đóng vảy và dẫn tới tình trạng lão hóa sớm. Chính vì vậy mà Hydrat hóa đóng vai trò quan trọng để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và trẻ trung.

May mắn thay, vitamin C đã được chứng minh lâm sàng giúp da giữ nước, đảm bảo làn da luôn căng mọng, mịn màng và ngăn không cho da trở nên quá nhờn hoặc khô. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người được bổ sung vitamin C đã cho thấy những cải thiện đáng kể và bền vững về độ ẩm và độ đàn hồi của da.

Vitamin C Trong Mỹ Phẩm Có Tác Dụng Gì Cho Da? [Tìm Hiểu Chi Tiết]

Ascorbic acid giúp dưỡng ẩm cho da

Ascorbic acid có thể giúp làm mờ sắc tố và các vùng da bị xỉn màu, làm mịn bề mặt da hơn. Từ đó, mang lại cho làn da rạng rỡ, trẻ trung.

Theo đánh giá từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 2017, việc sử dụng vitamin C đã được chứng minh là cản trở quá trình sản sinh melanin. Bằng cách ức chế sản xuất melanin, vitamin C có thể giúp làm mờ các vết thâm và tăng sắc tố da. Từ đó, làn da sẽ sáng đều màu hơn.

5 Reasons Vitamin C is Good For Your Skin | Be Beautiful India

Ascorbic acid giúp da sáng đều màu

Vitamin C thực sự có thể làm mờ vết thâm nám nhờ khả năng trở quá trình sản xuất melanin.

Tăng sắc tố — bao gồm vết đen, đốm đồi mồi và nám — xảy ra khi hắc tố melanin được sản xuất quá mức ở một số vùng da. Tăng sắc tố cũng có thể xảy ra ở những vùng mụn đã lành, khiến da bị thâm.

Vitamin C ức chế tổng hợp melanin bằng cách điều chỉnh giảm hoạt động của một loại enzyme được gọi là tyrosinase. Chính vì vậy mà Ascorbic acid được sử dụng rộng rãi trong da liễu để giảm các đốm tăng sắc tố trên da.

VITAMIN C VÀ ỨNG DỤNG TRONG DƯỢC MỸ PHẨM

Vitamin C giúp làm mờ vết thâm nám

Vitamin C có thể giúp làm mờ nếp nhăn bằng cách dưỡng ẩm đầy đủ cho vùng da dưới mắt.

Theo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 2019 về ba phương pháp điều trị quầng thâm, liệu pháp meso với vitamin C giúp cải thiện đáng kể sắc tố của quầng thâm dưới mắt.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng vùng da dưới mắt rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy bạn nên sử dụng các sản phẩm được thiết kế dành riêng cho vùng da dưới mắt.

Cũng theo một đánh giá từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 2015, vitamin C cũng đã được chứng minh như một chất chống viêm nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Hoạt động chống viêm của vitamin C có thể giúp:

  • Trung hòa các gốc tự do gây ra oxy hóa
  • Tối ưu hóa hệ thống miễn dịch để ngăn chặn phản ứng viêm

Các đặc tính chống viêm của vitamin C có thể giúp làm dịu vùng da kích ứng, giảm mẩn đỏ.

Sự kết hợp tuyệt vời giữa các công dụng từ Vitamin C như làm giảm các đốm đen, mẩn đỏ và kích ứng, giúp đem lại một làn da mịn màng và trong trẻo.

Collagen là một loại protein tự nhiên của cơ thể và sẽ dần cạn kiệt theo thời gian. Mức độ collagen thấp có thể dẫn đến việc hình thành nếp nhăn.

Trên thực tế, quá trình tổng hợp collagen không thể xảy ra nếu không có vitamin C. Điều này là do vitamin C là đồng yếu tố quan trọng đối với hai enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen:

  • prolyl hydroxylase giúp ổn định phân tử collagen
  • lysyl hydroxylase cung cấp sức mạnh cấu trúc

a. Ngăn ngừa chảy xệ da

Việc sản xuất collagen liên quan tới độ đàn hồi và độ săn chắc của da. Khi lượng collagen của bạn giảm xuống, làn da của bạn sẽ có dấu hiệu bắt đầu chảy xệ.

Sử dụng vitamin C thúc đẩy sản xuất collagen cũng có thể dẫn đến hiệu quả làm săn chắc da tổng thể. Do đó, bạn có thể dùng Vitamin C để ngừa việc da bị chảy xệ do lão hóa tự nhiên, tổn thương do oxy hóa hoặc do giảm cân quá mức.

b.Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có khả năng phá hủy các sợi collagen và làm cạn kiệt nguồn vitamin C dự trữ trên da của bạn sau khi tiếp xúc trực tiếp trong nhiều giờ. Những tác động nguy hại này sẽ góp phần làm xuất hiện nếp nhăn, khiến da chảy xệ, đồng thời còn gây ra các đốm sắc tố trên da.

Vitamin C là một loại vitamin chống oxy hóa, bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Từ đó, giúp duy trì sức sống của làn da và giúp da sáng đều màu.

c.Làm dịu da cháy nắng

Theo đánh giá từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ năm 2017, ngoài việc giảm thiểu mẩn đỏ, vitamin C còn tăng tốc trong quá trình tái tạo tế bào. Điều này thay thế các tế bào bị hư hỏng bằng những tế bào mới khỏe mạnh.

Vitamin C kết hợp với vitamin E và các hợp chất khác, cũng đã được chứng minh là làm giảm tổn thương trên da do cháy nắng. Đồng thời, sự kết hợp này cũng làm giảm viêm cho da do tiếp xúc với tia cực tím quá mức.

d.Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương

Ascorbic Acid có khả năng hỗ trợ chữa lành vết thương, đồng thời làm giảm nguy cơ viêm, nhiễm trùng và sẹo. Trên thực tế, việc thiếu hụt loại vitamin quan trọng này có thể khiến vết thương của bạn lâu lành hơn.

Việc bổ sung vitamin C có tác động tích cực đến quá trình chữa lành và phát triển của da bằng cách tăng mức độ chống oxy hóa trong cơ thể và da. Do quá trình lành vết thương có liên quan đến sự hình thành collagen và chính vitamin C lại giúp tăng cường sản xuất collagen.

Bài viết liên quan