Nấm linh chi là loại thảo dược đã có từ hàng nghìn năm, được đánh giá cao về giá trị dược phẩm cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nấm linh chi mang đến nhiều công dụng quan trọng cho sức khỏe. Cùng Tasaki Việt Nam tìm hiểu về nhé

Nấm linh chi (Ganoderma) là một loại nấm đông y đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á khác. Nấm có kích thước lớn, sẫm màu với bề mặt bóng loáng cùng kết cấu dạng gỗ.

Trong số các loại nấm trồng, nấm linh chi có giá trị dược phẩm và dinh dưỡng cao nhất. Thị trường hiện đang cung cấp nhiều thành phẩm khác nhau từ nấm linh chi, chẳng hạn như bột, thực phẩm bổ sung, trà,… Thành phẩm được tạo nên từ các bộ phận khác nhau của nấm, bao gồm sợi nấm, bào tử, thể quả.

Thành phần nấm linh chi chứa 1,8% chất tro, 26 – 28% carbohydrate, 3 – 5% chất béo thô, 59% chất xơ thô và 7 – 8% protein thô. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy nhiều loại phân tử hoạt tính sinh học, chẳng hạn như Terpenoid, steroid, phenol, nucleotide và các dẫn xuất liên quan, glycoprotein, polysacarit. Trong đó, nguồn protein dồi dào có chứa tất cả các axit amin thiết yếu, đặc biệt giàu thành phần lysine và leucine. Hàm lượng chất béo tương đối thấp, tỷ lệ axit béo không bão hòa cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng cho loại nấm này.

Nấm linh chi là loại thảo dược có nhiều giá trị dinh dưỡng

Nấm linh chi là loại thảo dược có nhiều giá trị dinh dưỡng

​​Các loại nấm linh chi phổ biến

Dưới đây là các loại nấm linh chi thường được sử dụng:

  • Linh chi đỏ – Xích chi hay Hồng chi (có giá trị dược liệu cao nhất và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay).
  • Linh chi tím – Tử chi.
  • Linh chi vàng – Hoàng chi.
  • Linh chi trắng – Bạch chi.
  • Linh chi đen – Hắc chi.
  • Linh chi xanh – Thanh chi.
Nấm linh chi có nhiều phân loại đa dạng

Nấm linh chi có nhiều phân loại đa dạng (Nguồn: Internet)

Tác dụng của nấm linh chi theo y học cổ truyền 

Với lịch sử hơn hàng nghìn năm, linh chi được xem là một loại thuốc bổ và có thể ăn được. Trong y học cổ truyền, loại nấm này mang lại nhiều công dụng như sau:

  • Cải thiện tỳ vị hư nhược.
  • Tăng cường trí nhớ, cải thiện chứng hay quên.
  • Kéo dài tuổi thọ.
  • Điều chỉnh chức năng của lá lách và dạ dày.
  • Cải thiện thị lực.
  • Chữa chứng điếc tai
  • Bôi trơn các khớp
  • Bổ trung khí, cường gân cốt
  • Thư giãn tinh thần
  • Điều trị chảy máu nướu
  • Bổ trung hòa khí, giảm ho, tức ngực
  • Bổ gan, bảo thận
  • Hỗ trợ trị sa trực tràng
  • Giải nhiệt.
 Xét nghiệm nước bọt có thể thay xét nghiệm máu trong chẩn đoán bệnh
Nấm linh chi đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền
Nấm linh chi đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền (Nguồn: Internet)

Tác dụng của nấm linh chi theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, nấm linh chi được biết đến với nhiều công dụng như sau:

Nấm linh chi giúp tăng cường hệ miễn dịch

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Loại thảo dược này chứa các thành phần hóa học quan trọng, tham gia vào quá trình kích hoạt nhiều tế bào liên quan đến miễn dịch gồm Lympho B, lympho T, tế bào đuôi gai (DC), đại thực bào và tế bào NK (một loại bạch cầu). Cơ chế tác động cụ thể như sau:

  • Đối với đại thực bào: Đây là tế bào miễn dịch quan trọng của cơ thể, thực hiện chức năng tiêu diệt vi khuẩn, tế bào ung thư. Thành phần polysacarit trong nấm linh chi có khả năng bảo vệ thực bào khỏi tổn thương do các loại phản ứng oxy gây ra.
  • Đối với tế bào NK: Polysacarit thúc đẩy khả năng chống ung thư, nhiễm trùng và tiêu diệt mầm bệnh của tế bào NK.
  • Đối với tế bào đuôi gai: Polysacarit đóng vai trò quan trọng trong phản ứng khối u, thúc đẩy tế bào đuôi gai tăng cường sản xuất các cytokine để điều hòa miễn dịch.
  • Đối với tế bào lympho T và lympho B: Polysacarit giúp thúc đẩy sự tăng sinh tế bào T và B.
Sử dụng nấm linh chi để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
Sử dụng nấm linh chi để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch (Nguồn: Internet)

Cải thiện các bệnh về tim mạch

Bệnh tim có mối liên hệ mật thiết với chức năng ty thể trong các tế bào cơ tim. Nấm linh chi đã được chứng minh về khả năng chống lại rối loạn chức năng ty lạp thể trong các trường hợp nhiễm trùng tim. Loại thảo dược này có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, bảo vệ tế bào tim bằng cách hỗ trợ hệ thống enzyme mangan-superoxide dismutase, glutathione peroxidase, glutathione S-transferase, catalase và glutathione. Ngoài ra, quá trình sử dụng nấm linh chi còn làm giảm quá trình peroxy hóa lipid, sản phẩm protein oxy hóa nâng cao và các loại phản ứng oxy trong cơ tim, ti thể tim.

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy, hoạt chất polysaccharid có khả năng ổn định đường huyết, kích hoạt enzym chống viêm. Cơ chế này giúp tế bào tim chống lại tổn thương do tái tưới máu, thiếu máu cơ tim hoặc ethanol gây ra.

Bên cạnh đó, Lanosterol trong nấm linh chi còn giúp ức chế tổng hợp cholesterol, làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương bằng cách kiểm soát hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

 “Đau đầu” xử lý chất thải bệnh viện

Đặc tính chống ung thư

Nấm linh chi có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu và ung thư dạ dày. Trong đó, Triterpenoids là hoạt chất đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động này. Lucidenic A và axit ganoderic E là hai hợp chất phân lập từ Triterpenoids, có tác động mạnh mẽ đối với một số tế bào ung thư.

Nấm linh chi có đặc tính chống ung thư
Nấm linh chi có đặc tính chống ung thư (Nguồn: Internet)

Tăng cường chống oxy hóa

Các gốc tự do có thể gây peroxy hóa lipid, làm hỏng màng tế bào, gây tổn thương tế bào mô, dẫn đến rất nhiều tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng, nấm linh chi là loại thảo dược sở hữu hoạt tính chống oxy hóa cực mạnh. Các hợp chất được phân lập như Ganocochlearin A, ganocochlearin B, ganocochlearin C, ganocochlearin D có tác dụng loại bỏ gốc DPPH, ABTS+ và hydroxyl.

Bên cạnh đó, thành phần dầu và alkaloid được phân lập từ G. pfeifferi và G. lucidum cũng giúp loại bỏ gốc DPPH, điển hình là các hợp chất dị vòng chứa nitơ lucidimines B và C .

Chống lại mệt mỏi và trầm cảm

Mệt mỏi mãn tính và trầm cảm có liên quan trực tiếp đến vấn đề nhiễm trùng, căng thẳng, mất cân bằng nội tiết tố hoặc hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, loại nấm này có khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng của những bệnh lý này bằng cách chống lại các gốc tự do gây hại. Đi kèm với đó, loại thảo dược này cũng có tác dụng điều chỉnh nồng độ testosterone, thúc đẩy sản sinh nguồn năng lượng tốt cho cơ thể.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nấm linh chi có tác dụng là giảm lượng đường và lipid trong máu, cải thiện lưu thông máu tuyến tụy cùng các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Theo nhiêu nghiên cứu, loại thảo mộc này đã thúc đẩy tế bào liên tục sản xuất insulin, khôi phục mức cholesterol và chất béo trung tính ổn định, từ đó làm hạ mức lipid một cách đáng lể.

Chiết xuất trà linh chi rất giàu hàm lượng polysacarit, có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa trong cơ thể và tăng cường quá trình phục hồi vết thương ở bệnh nhân tiểu đường. Nhóm hợp chất triterpenes trong nấm cũng giúp điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy lợi khuẩn phát triển để cải thiện tình trạng tăng lipid máu.

Uống trà nấm linh chi để kiểm soát lượng đường trong máu
Uống trà nấm linh chi để kiểm soát lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)

Liều lượng sử dụng nấm linh chi

Người dùng có thể tham khảo liều lượng cũng như một số bài thuốc từ loại nấm này dưới đây:

Cách sử dụng nấm linh chi theo khuyến nghị bác sĩ

Theo khuyến nghị của bác sĩ, liều thông thường hàng ngày cho người trưởng thành dao động trong khoảng từ 1400 – 5400mg, chia thành nhiều lần. Tuy nhiên, nấm linh chi rất đa dạng hình thức bào chế. Do đó, khi sử dụng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng in trên bao bì sản phẩm để đảm bảo an toàn.

 Tác dụng của củ ấu đối với sức khỏe

Một số bài thuốc dân gian

Bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian từ nấm linh chi để sử dụng hàng ngày:

Sắc nước uống hằng ngày

  • Công thức: Cho khoảng 10gr nấm linh chi cắt lát mỏng vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa khoảng 15 phút đến khi nước chuyển sang màu trắng, hết vị đắng là dùng được.
  • Công dụng: Cải thiện triệu chứng hụt hơi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, góp phần giảm kết tập tiểu cầu, phù hợp với người bệnh bị xơ vữa mạch máu.

Pha với mật ong

  • Công thức: Cho khoảng 10gr nấm linh chi cắt lát mỏng vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút sau đó chắt lấy nước, để nguội, tiếp tục cho khoảng 3 – 4 thìa cà phê mật ong vào khuấy đều.
  • Công dụng: Phục hồi chức năng gan, cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, làm mờ vết thâm trên da.

Kết hợp với nhân sâm

  • Công thức: Xếp 250gr nấm linh chi cắt lát mỏng cùng với với 150gr nhân sâm vào bình thủy tinh dung tích 5 lít, đổ rượu 40 độ vào, đậy kín nắp và ngâm trong vòng 30 ngày là dùng được.
  • Công dụng: Tăng cường sinh lý cho nam giới, bổ máu, thư giãn tinh thần, tăng cường hệ miễn dịch,…

Kết hợp với tam thất

  • Công thức: Pha bột tam thất vào trà nấm linh chi và uống như bình thường.
  • Công dụng: Tăng cường sức đề kháng, điều hòa chức năng miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa,…

Kết hợp với atiso

  • Công thức: Cho khoảng 8gr bông atiso và 3 – 5 lát nấm linh chi vào 2 – 2.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút, sau đó chắt lấy nước và uống hàng ngày.
  • Công dụng: Tăng cường chức năng gan, phòng chống chứng xơ vữa động mạch, kiểm soát tình trạng rối loạn mỡ máu.
Có nhiều công thức bài thuốc dân gian từ nấm linh chi
Có nhiều công thức bài thuốc dân gian từ nấm linh chi (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi sử dụng nấm linh chi

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên tham khảo trước khi sử dụng nấm:

Mức độ an toàn của nấm

Mức độ an toàn của nấm linh chi đối với dạng chiết xuất là 1 năm sử dụng và đối với dạng bột là 16 tuần.

Tác dụng phụ cần lưu ý

Loại nấm này được chứng minh có khả năng dung nạp tốt. Tuy nhiên, một số đối tượng người dùng có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:

  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Ngứa ngáy
  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau dạ dày.

Hàm lượng caffeine trong nấm cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Trào ngược axit
  • Tăng tần suất đi tiểu
  • Tăng huyết áp.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra đối với một số đối tượng nhất định hoặc khi dùng quá liều, bao gồm:

  • Giảm số lượng bạch cầu trong máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Phát ban
  • Khó thở
  • Gây tổn thương gan với triệu chứng dễ thấy là vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu.

Bài viết liên quan