Phục hồi da cháy nắng

Dấu hiệu da cháy nắng thường xuất hiện sau khoảng vài giờ sau khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và kéo dài nhiều ngày. Tùy vào mức độ tổn thương mà da cháy nắng có thể hồi phục khi lớp tế bào da mới hình thành sau vài ngày hoặc lâu hơn. Hãy cùng Tasakibeauty tìm hiểu Phục hồi da cháy nắng như thế nào nhé?

Nhận biết làn da bị cháy nắng?

Khi bạn thấy lớp ngoài của da trở nên đổi màu, nóng rát hay có phản ứng viêm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay ánh sáng nhân tạo suốt một thời gian dài thì bạn có thể đã bị tình trạng cháy nắng.

Những biểu hiện khi làn da bị cháy nắng:

  1. Da chuyển sang ửng đỏ và có cảm giác nóng, rát, thậm chí đau khi chạm vào
  2. Da ngứa
  3. Sưng tấy trên da
  4. Các vùng da không đều màu vì Melanin được sản sinh dưới ánh nắng mặt trời gây nên hiện tượng đen sạm da
  5. Có nhiều nếp nhăn da vì tia cực tím làm cho các sợi Elastin và Collagen trong da bị vỡ ra đồng thời khiến cho quá trình lão hóa da được thúc đẩy nhanh chóng
  6. Nổi các mụn nước nhỏ, phồng rộp trên da

Cách phục hồi da cháy nắng nhanh chóng tại nhà

Dùng nước mát làm dịu da

Rửa mặt làm dịu da cháy nắng

Khi nhận thấy làn da có dấu hiệu bị cháy nắng, điều đầu tiên và quan trọng nhất là hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ngay lập tức. Tiếp theo, bạn cần làm dịu da cấp tốc bằng cách sử dụng khăn lạnh hoặc khăn bọc đá để xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Biện pháp này sẽ giúp làm mát da ngay lập tức và giảm thiểu nguy cơ bị bỏng rát nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hãy lưu ý không chà xát trực tiếp đá lạnh lên da để tránh gây tổn thương nặng hơn. Đồng thời, tránh sử dụng sữa tắm vì có thể làm tăng mức độ kích ứng cho da.

Làm sạch da nhẹ nhàng

Khi chăm sóc làn da bị bỏng rát, cháy nắng, bạn phải thực hiện các biện pháp thật nhẹ nhàng. Dù da bạn thuộc loại nào, kể cả da không dễ mẫn cảm, bạn cũng nên chăm sóc nhẹ nhàng cho đến khi các vết cháy nắng hoàn toàn biến mất.

Bạn cũng nên tạm thời ngừng sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc mỹ phẩm chứa các thành phần gây bong tróc như tretinoin, axit salicylic,…vì chúng có thể làm da căng rát hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh.

Sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi

Phục hồi da cháy nắng

Sử dụng kem dưỡng ẩm là bước không thể bỏ qua khi phục hồi da cháy nắng. Bước này tạo ra một rào cản bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, giúp da không bị khô và bong tróc, trở nên khỏe mạnh hơn.

Bạn nên cấp ẩm đều đặn mỗi ngày với các sản phẩm lành tính, chứa thành phần hỗ trợ cải thiện đốm nâu và phục hồi tổn thương như Vitamin E, Peptide, Ceramide, và Vitamin B5.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Phục hồi da cháy nắng

Khi đi dưới trời nắng, hầu như cả cơ thể đều chịu tác động của ánh nắng mặt trời, khiến làn da trở nên khô ráp, sạm màu.

Chính vì thế, để có thể hồi phục làn da cháy nắng từ sâu bên trong, các bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây… để tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể, thúc đẩy sản sinh tế bào mới.

Đừng quên uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống thêm nước ép trái cây, trà thảo mộc để làm mát da, thanh lọc cơ thể… thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da.

Muốn phục hồi da cháy nắng cần bao nhiêu thời gian?

Không thể quá nóng lòng phục hồi da cháy nắng, dù đã áp dụng các bước phục hồi nhanh, da vẫn cần thời gian để sửa chữa, tái tạo.

Cháy nắng mức độ nhẹ: 3 – 4 ngày

Cháy nắng mức độ vừa: 7 – 10 ngày

Cháy nắng mức độ nặng: 14 – 21 ngày

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà thời gian cần để phục hồi da cháy nắng ở mỗi người sẽ khác nhau.

Các lưu ý khi phục hồi da cháy nắng

  • Không sử dụng dầu bôi trơn để điều trị da cháy nắng: các loại dầu này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng nguy cơ bị mụn và viêm da.
  • Không chườm đá hoặc túi nước đá lên vùng da bị cháy nắng: sự tiếp xúc với lạnh đột ngột có thể làm giảm lưu thông máu và hạ nhiệt độ cơ thể, khiến tổn thương da nghiêm trọng hơn và gây sưng tấy.
  • Không làm vỡ mụn nước nếu có: việc này có thể gây ra tổn thương mới và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không gãi hoặc cố bóc lớp da bong tróc: điều này gây đau rát, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát trên vùng da cháy nắng: để giảm cọ xát giữa quần áo và da, tránh đau rát và kích ứng, hỗ trợ quá trình hồi phục của da.

Bài viết liên quan