Chăm sóc da sau nặn mụn

Sau khi nặn mụn, da thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chăm sóc da sau khi nặn mụn để giúp làn da phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa mụn tái phát và duy trì vẻ đẹp tự nhiên.

Những nguy cơ có thể sẽ gặp sau khi nặn mụn

Những nguy cơ có thể sẽ gặp sau khi nặn mụn

Nặn mụn hay lấy nhân mụn hiện nay là một trong những cách phổ biến được các chị em lựa chọn để loại bỏ mụn trứng cá. Khi quyết định nặn mụn, hãy lựa chọn thực hiện tại những cơ sở chăm sóc da uy tín, kinh nghiệm để không giảm nguy cơ những biến chứng nguy hiểm nhiễm trùng hoặc tình trạng mụn nặng thêm.

Khi nặn mụn, nhân mụn sẽ nhanh chóng được lấy ra nhưng đồng thời lại gây ảnh hưởng không nhỏ lên da khi phải chịu can thiệp từ bên ngoài. Một số tình trạng có thể xảy ra sau khi lấy nhân mụn nếu da không được chăm sóc đúng cách bao gồm:

Nhiễm trùng da: Sau khi lấy đi nhân mụn, da sẽ để lại những lỗ trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mụn đỏ, sưng tấy hoặc chảy mủ tại vị trí nốt mụn.

Sẹo mụn: Khi nặn mụn, nếu lực nặn quá mạnh, lớp da bên dưới sẽ bị tổn thương, dẫn đến hình thành sẹo.

Vết thâm mụn: Viêm nhiễm sau khi nặn mụn có thể làm cho vùng da mụn tăng sắc tố, tạo thành những vết thâm tối màu hơn so với vùng da xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến nhất sau khi nặn mụn.

Mụn mọc lại và nghiêm trọng hơn: Một vấn đề nghiêm trọng là mụn có thể tái phát với mật độ dày hơn và viêm nhiễm nặng, khiến việc điều trị khó khăn hơn và để lại nhiều thâm, sẹo.

Sẹo và vết thâm có thể tồn tại lâu dài nếu không chăm sóc da đúng cách, đặc biệt trong những ngày và tuần đầu sau khi nặn mụn. Nếu tình trạng này kéo dài đến 3 tháng, nó sẽ để lại di chứng khó điều trị. Áp dụng các phương pháp chăm sóc da hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sẹo và thâm nám do nặn mụn.

Những lưu ý chăm da sau nặn mụn

Không để nhân mụn bị sót lại: Nhân mụn là nang lông bị tắc nghẽn bởi hbụi bẩn và dầu thừa, khi nang lông lớn dần, mụn sẽ sinh ra mủ và các chất nhầy khác nhau. Trường hợp để sót nhân sẽ dẫn tới khả năng phát sinh mụn mới.

Làm sạch vùng da vừa nặn mụn: Ưu tiên rửa mặt bằng nước sạch có pha muối loãng, sử dụng sữa rửa mặt dành cho da mụn và không quên thoa một chút toner.

Làm dịu làn da: Để làm dịu da, giảm tình trạng sưng, bạn có thể sử dụng mặt nạ có tính chất dịu mát và se khít lỗ chân lông. Hãy chọn các loại mặt nạ tự nhiên như nha đam, nghệ, mật ong, dưa leo để tránh kích ứng da từ hóa chất hoặc mặt nạ giấy.

Ngăn sẹo hình thành: Sau khi mụn đã se và khô lại, hãy sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa thâm, sẹo. Một số lựa chọn tự nhiên bao gồm mật ong (chống khuẩn và lành vết thương), nha đam (giảm đỏ và sưng), nghệ (kháng viêm và tái tạo da). Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để chọn kem trị thâm, trị sẹo hiệu quả.

Sử dụng các sản phẩm trị thâm ngay sau đó: Các sản phẩm này sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ cho vùng da vừa mới nặn mụn, đồng thời cung cấp dưỡng chất để da phục hồi nhanh hơn, hạn chế thâm và sẹo.

Chăm sóc da sau nặn mụn như thế nào?

Chăm sóc da sau nặn mụn như thế nào?

1 ngày sau nặn mụn

Một số lời khuyên sau khi nặn mụn hỗ trợ quá trình phục hồi của làn da như sau:

Tránh sờ tay lên vùng da vừa nặn mụn: Tay chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy tránh sờ tay lên vùng da vừa nặn mụn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và giảm rủi ro để lại sẹo.

Hạn chế trang điểm quá dày: Tránh trang điểm quá dày sau khi nặn mụn hoặc trong quá trình điều trị mụn để tránh bít tắc lỗ chân lông và kích ứng vùng da đang phục hồi.

Rửa mặt nhẹ nhàng: Da sau khi nặn mụn thường nhạy cảm, hãy rửa mặt nhẹ nhàng. Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh kích ứng da.

Chuẩn bị khăn mềm khi tập thể dục: Khi tập thể dục, chuẩn bị khăn mềm sạch để thấm mồ hôi và hạn chế vi khuẩn từ mồ hôi tiếp xúc với da.

2 – 3 ngày sau khi nặn mụn

Sau 2 – 3 ngày từ khi nốt mụn được nặn và đã khô, bạn có thể bắt đầu quá trình chăm sóc da trở lại, nhưng cần tuân theo các bước sau đây:

Không tẩy tế bào chết quá mức: Tránh tẩy tế bào chết quá mức để ngăn chặn việc bào mòn da và giảm rủi ro kích ứng da, từ đó giữ cho quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ.

Hạn chế sử dụng sản phẩm trị mụn: Tránh lạm dụng các sản phẩm trị mụn để tránh kích ứng da. Nếu da nhạy cảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV: Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím, giảm nguy cơ sạm nám và tổn thương, đặc biệt sau khi nặn mụn.

Không triệt lông da: Không thực hiện việc triệt lông da trong giai đoạn này, để da có thời gian hồi phục hoàn toàn.

Từ ngày thứ 4 sau nặn mụn

Từ ngày thứ 4 trở đi bạn có thể skincare lại bình thường tuy nhiên nên hạn chế các phương pháp điều trị và thư giãn như triệt lông, tẩy tế bào chết, xông hơi để làn da có thể hồi phục và tái tạo hoàn hảo.

Bài viết liên quan