TẨY TẾ BÀO CHẾT KHIẾN DA BỊ TỔN THƯƠNG
Trong hành trình chăm sóc sắc đẹp, tẩy tế bào chết là một bước quan trọng giúp làn da trở nên mịn màng và tươi sáng hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức phương pháp này lại có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Khi tẩy tế bào chết quá nhiều, da không chỉ mất đi lớp bảo vệ tự nhiên mà còn dễ bị tổn thương, kích ứng, và thậm chí là viêm nhiễm. Trong bài viết này, Tasaki sẽ cùng khám phá chủ đề Tẩy tế bào chết quá nhiều khiến da bị tổn thương.
Tẩy tế bào da chết là gì?
Tẩy da chết là quá trình loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da bằng cách sử dụng các chất hóa học, chất dạng hạt hoặc công cụ tẩy da chết. Thông thường, da của con người có cơ chế tự làm sạch và loại bỏ các tế bào da chết, để nhường chỗ cho các tế bào mới sau khoảng 28 ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả tế bào chết đều được loại bỏ hoàn toàn, dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc và lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Việc tẩy da chết định kỳ giúp ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó giảm nguy cơ nổi mụn trứng cá. Ngoài ra, tẩy tế bào chết lâu dài còn kích thích sản xuất collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm thiểu nếp nhăn và tình trạng chảy xệ.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp này, nó có thể gây tổn thương cho da, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, việc tẩy da chết cần được thực hiện đúng cách và với tần suất hợp lý.
Dấu hiệu tẩy tế bào quá nhiều gây tổn thương da?
Triệu chứng đầu tiên cho thấy bạn đã tẩy da chết quá mức là làn da trở nên ửng đỏ, kích ứng, có cảm giác đau nhẹ và ngứa ngáy. Đây là những dấu hiệu cho thấy da bạn đang bị tổn thương do cọ xát quá mạnh hoặc tiếp xúc với nồng độ axit quá cao. Trong trường hợp này, bạn nên ngừng ngay việc tẩy tế bào chết trong vài ngày để da có thời gian phục hồi.
Nếu tiếp tục sử dụng các phương pháp tẩy tế bào chết mạnh như trước, da có thể gặp phải những tổn thương nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Vết rách siêu nhỏ: Những tổn thương này thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, đặc biệt do việc sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt.
- Viêm bề mặt da: Điều này có thể dẫn đến mụn và cảm giác đau rát, ngứa ngáy trên da.
- Viêm sâu trong lỗ chân lông: Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mụn sưng viêm và có thể hình thành các vết mẩn đỏ trên mặt.
Do đó, việc lắng nghe cơ thể và chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho làn da.
Nguyên nhân gây ra tổn thương da khi tẩy tế bào chết?
Tần suất tẩy tế bào quá nhiều
Việc tẩy tế bào chết quá thường xuyên sẽ làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của làn da. Khi thực hiện quá nhiều lần trong tuần, da mặt trở nên mỏng hơn, yếu hơn, dẫn đến tình trạng mất nước và các vấn đề da khác. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn chỉ nên tẩy da chết từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để duy trì sức khỏe cho làn da.
Tẩy sai cách khi da đang bị mụn nặng
Mặc dù tẩy da chết vật lý giúp làn da mềm mại và mịn màng, nhưng đây không phải là lựa chọn tốt cho làn da đang bị mụn. Việc chà xát có thể gây kích ứng cho da đang viêm, làm tăng tình trạng đỏ và thúc đẩy mụn trứng cá. Nếu bạn có mụn viêm, nên lựa chọn phương pháp tẩy da chết hóa học. Những sản phẩm này sử dụng các thành phần phản ứng với bề mặt da để loại bỏ lớp tế bào chết mà không cần chà xát, giúp giảm thiểu kích ứng.
Sử dụng các sản phẩm tế bào chết có nồng độ cao
Không nên sử dụng các axit tẩy tế bào chết như BHA, AHA với nồng độ quá cao so với liều lượng khuyên dùng. Sử dụng với tần suất nhiều lần trong tuần dẫn da đến tình trạng bị tẩy quá mức.
Cách phục hồi da bị tổn thương do tẩy tế bào da chết?
Ngay khi nhận thấy da bị tổn thương do tẩy da chết quá mức, hãy chườm khăn ướt nhẹ nhàng ấn lên vùng da tổn thương để làm dịu tức thì. Sau đó sử dụng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và tránh dùng các sản phẩm khác có thể gây kích ứng như các loại hạt scrub tẩy da chết hoặc sản phẩm có chứa retinol.
Một số biện pháp giúp bạn chữa lành làn da tổn thương do tẩy tế bào chết quá mức:
- Chườm đá để làm dịu vết sưng tấy và kích ứng.
- Bạn cũng có thể sử dụng gel lô hội để giúp làm dịu da đang kích ứng.
- Giữ ẩm cho da của bạn bằng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không có hương liệu. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng có chứa ceramides để giúp chữa lành hàng rào bảo vệ da.
- Bổ sung thêm vitamin C có thể giúp da bạn mau lành hơn.
- Nếu bạn bị đau, sưng hoặc viêm nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ da liễu để được điều trị tốt nhất.
Thời gian điều trị có thể mất tới cả tháng – bằng với một vòng chu trình thay tế bào – để làn da của bạn có thể trở lại trạng thái bình thường, vậy nên điều quan trọng là bạn nên để da phục hồi trước khi điều chỉnh và sử dụng thêm nhiều sản phẩm khác.
Bài viết liên quan
- ĐIỀU TRỊ DA BỊ NHIỄM CORTICOID?
- CHĂM SÓC DA MỤN Ở TUỔI DẬY THÌ
- EGF ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC CHĂM SÓC DA
- KÍCH THÍCH SẢN SINH COLLAGEN CHỐNG LÃO HOÁ
- NƯỚC VO GẠO CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO DA MẶT?
- CÓ MỤN ẨN PHẢI LÀM SAO?
- PHỤC HỒI DA CHÁY NẮNG NHƯ THẾ NÀO
- TỔ YẾN CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG MỸ PHẨM?
- PHỤC HỒI HÀNG RÀO BẢO VỆ TỰ NHIÊN CHO DA
- PHÂN BIỆT CÁC LOẠI DA CƠ BẢN NHƯ THẾ NÀO?