Đề phòng tái nám sau khi điều trị

Nám da là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là phụ nữ. Dù đã trải qua quá trình điều trị, tình trạng tái phát nám vẫn là mối lo ngại lớn. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh và tránh tái nám. Trong bài viết này, hãy cùng đề phòng tái nám sau khi điều trị?

Nguyên nhân tái nám sau điều trị?

Tái nám sau khi điều trị

Nám da có thể khỏi hoàn toàn hay chỉ mờ đi phụ thuộc vào tình trạng nám và phương pháp điều trị khác nhau. Có trường hợp nám có thể biến mất hoàn toàn, có trường hợp chỉ giảm đi một phần và vẫn có nguy cơ tái phát nám trở lại.

Bởi vì các phương pháp điều trị nám hiện nay chỉ giúp loại bỏ các melanin phát triển mà không hoàn toàn ức chế được quá trình sản sinh ra các melanin mới. Để đạt hiệu quả, điều trị nám cần phải kiên trì, thời gian lâu dài, thậm chí cần kết hợp cả thuốc như bôi và thuốc uống, điều trị bằng laser…

Nhìn chung, nám do nhiều nguyên nhân như gen, thay đổi nội tiết tốt, để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tuổi tác… Do đó thông thường điều trị nám phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp và tuỳ vào từng loại nám như nám nông, nám sâu hoặc nám hỗn hợp.

Khi điều trị phải kết hợp các cơ chế như:

  • Loại bỏ sắc tố melanin
  • Ức chế hình thành sắc tố melanin
  • Bảo vệ da trong và sau điều trị
  • Phục hồi da…

Chính vì cần nhiều phương pháp nên khi điều trị nám sẽ có chi phí cao, thời gian điều trị dài, thông thường mất khoảng 3 tháng, thậm chí lâu hơn, nên nhiều người không đủ kiên trì hoặc không đủ tài chính để theo đuổi điều trị. Vì thế, tình trạng tái phát nám da sau điều trị rất phổ biến.

Phương pháp điều trị nám da

Một số trường da bị nám do stress, mất ngủ, dùng thuốc tránh thai,… thì chỉ tác động các nguyên nhân, nám da sẽ được cải thiện. Còn nếu nám tồn tại lâu và không mất, có thể  điều trị bằng một số phương pháp như:

Phương pháp dùng thuốc kê đơn

– Hydroquinone: Là sản phẩm đầu tay thường được bác sĩ da liễu lựa chọn để điều trị nám da. Hydroquinone có các dạng bào chế như kem, lotion, gel… Sau một thời gian sử dụng có tác dụng làm mờ các vết nám.

– Retinol: Giúp thúc đẩy nhanh quá trình sừng hoá, tác động lên da giúp da tái tạo liên tục, tế bào cũ luôn được đẩy lên và loại bỏ. Từ đó giúp các tế bào cũ được bong ra dưới dạng tế bào chết, làm mờ nám và tàn nhang, thu nhỏ lỗ chân lông…

– Tretinoin: Tretinoin khả năng tác động mạnh hơn retinol gấp 20 lần. Trong một số trường hợp, để tăng cường và đẩy nhanh tác dụng của hydroquinone, bác sĩ da liễu có thể kê đơn bổ sung với tretinoin. Tretinoin giúp cải thiện sắc tố da, mờ nám da, tàn nhang, giảm tổn thương do tác động từ ánh sáng mặt trời, giúp da loại bỏ đốm nâu, cải thiện cấu trúc da, làm da khỏe mạnh…

– Corticosteroid (corticoid): Một số trường hợp ngoài sử dụng sản phẩm có các thành phần hydroquinone và retinoid, bác sĩ có thể kê đơn thêm corticoid. Nếu retinoids giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào da thì corticoid sẽ giúp giảm viêm, làm tăng cường tốc độ cải thiện tình trạng nám.

Lột da hóa học (peel da)

Lột da hoá học

Dùng các chất hoá học có tính ăn mòn nhẹ đắp lên khuôn mặt để loại bỏ các lớp da trên cùng. Sau liệu trình này, làn da sẽ hồng hào và tăng nhạy cảm, cảm giác gần giống như bị cháy nắng nhẹ. Sau một vài ngày, da sẽ bắt đầu bong tróc, bộc lộ lớp da mới đều màu hơn. Các chất hóa học được sử dụng trong peel da gồm acid glycolic, acid salicylic, acid TCA (acid trichloroacetic).

Phương pháp này giúp cải thiện sắc tố da, có khả năng loại bỏ 70% – 90% nám, tàn nhang sau khi peel, nhưng quy trình này khá phức tạp và nếu không thực hiện đúng cách, sẽ gây ra hậu quả không mong muốn. Do đó, không nên tự thực hiện peel da tại nhà nếu không có kiến thức chuyên môn. Việc chăm sóc và phục hồi da sau khi điều trị cũng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quy trình.

Mài da vi điểm

Đây là phương pháp được ứng dụng để cải thiện tình trạng sạm nám, da không đều màu. Phương pháp làm đẹp này có mức độ xâm lấn nhẹ. Quy trình này giúp loại bỏ các tế bào da đã bị tác động làm tăng sắc tố và giúp tăng sự thay đổi tế bào, sẽ giúp bề mặt da mịn, đều màu và cải thiện cấu trúc da tổng thể.

Phương pháp Laser

Laser điều trị nám

Tia laser có khả năng phân giải melanin thành các mảnh nhỏ, giúp loại bỏ nám từ gốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nám đều phù hợp với phương pháp này. Sau khi điều trị, lớp da bảo vệ sẽ bị mỏng hơn nên da cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

Cách ngăn ngừa tái phát nám da sau điều trị

Sau điều trị nám da, để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tái phát nám, đặc biệt là với phương pháp laser, cần phải có phương pháp chăm sóc và bảo vệ da đúng cách:

– Thoa kem chống nắng mỗi ngày: Đây là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nám da, do đó nên chọn kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng và nhớ thoa lại ít nhất hai giờ một lần. Điều trị nám da bằng laser rất dễ gây ra nám tái phát do lớp bảo vệ da đã trở nên mỏng hơn nên càng phải cần chú ý biện pháp bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.

– Mặc quần áo bảo vệ: Ngoài kem chống nắng thì cần bảo vệ da bằng mặc quần áo kín, đội mũ rộng vành, đeo kính mát… để tăng khả năng chống nắng.

– Không tẩy lông: Không tẩy lông thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng viêm da tức thì khiến tình trạng nám da trở nên trầm trọng hơn.

– Chế độ dinh dưỡng: Những độc tố sinh ra từ chế độ ăn không điều độ, thường xuyên dùng chất kích thích sẽ khiến cơ thể tích lũy độc tố và khiến nám dễ tái phát và khó điều trị hơn. Trong chế độ ăn cần bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin có lợi cho da như vitamin E, vitamin C, các loại thực phẩm có khả năng thải độc da, giúp khỏe da từ bên trong.

– Chăm sóc da: Mỗi buổi tối sử dụng các bước chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Lưu ý sử dụng kem dưỡng ẩm để da không bị khô, uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Bài viết liên quan