Tần suất gội đầu hợp lý

Tần suất gội đầu hợp lí cho tóc? Thông thường, chúng ta có thói quen gội đầu hàng ngày mà không nhận ra đó là sai lầm nghiêm trọng. Tần suất gội đầu không chỉ phụ thuộc vào loại tóc, mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như môi trường sống, thói quen sinh hoạt, và nhu cầu chăm sóc cá nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến tần suất gội đầu, từ đó giúp bạn có quyết định đúng đắn cho mái tóc của mình.

Nên gội đầu với tần suất như thế nào?

Nên gội đầu với tần suất như thế nào?

Thông thường, da đầu sẽ tiết ra một lượng bã nhờn nhất định để cung cấp đủ độ ẩm giúp da đầu và tóc luôn khỏe mạnh. Thế nhưng, khi lượng bã nhờn tiết ra quá mức sẽ khiến da đầu, tóc bết dầu. Do đó, chúng ta sẽ gội đầu để làm sạch da đầu và loại bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường như bụi bẩn, gàu, mồ hôi, các sản phẩm chăm sóc tóc và cũng như bã nhờn.

Có nhiều nguyên nhân khiến bã nhờn tiết ra quá nhiều, trong đó phổ biến là do gội đầu quá thường xuyên. Việc này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên khiến da đầu sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp. Để loại bỏ lượng dầu bổ sung này, bạn sẽ gội nhiều hơn và một chu kỳ luẩn quẩn sẽ lặp lại. Nhưng ngược lại, gội đầu ít cũng là một vấn đề, vì nếu không làm sạch da đầu, có thể dẫn đến sự tích tụ dầu trên tóc và da đầu.

Bởi vậy, việc gội đầu hàng ngày sẽ khiến cho cho mái tóc của bạn trở nên khô và chẻ ngọn. Thế nên, tần suất gội đầu phù hợp đối với tóc là 2-3 lần mỗi tuần.

Những lưu ý khi gội đầu

– Không nên gội đầu bằng nước nóng: Nước nóng cũng là nguyên nhân khiến cho lớp dầu tự nhiên ở trên da đầu bị mất đi, da đầu tăng tiết chất nhờn để bù vào lượng dầu đã mất. Từ đó khiến cho da đầu khô, sẽ tiết nhiều dầu nhờn và nhanh bị bết dính hơn.

– Massage da đầu: Chăm sóc tóc và ngăn ngừa tóc bết dầu bằng cách massage thúc đẩy tuần hoàn máu. Massage da đầu bằng cách ấn nhẹ các đầu ngón tay, thực hiện massage theo vòng tròn nhỏ, cho tới bao phủ tất cả các khu vực. Lưu ý, không sử dụng móng tay trong quá trình massage da đầu, có thể làm tổn thương da đầu và nang tóc một cách đáng kể.

– Sử dụng quá nhiều sản phẩm tạo kiểu tóc, có thể làm nặng tóc, gây ra lượng dầu dư thừa và tích tụ, khiến chân tóc bị nhờn. Dầu dưỡng tóc và dầu xả cũng chỉ nên sử dụng vừa phải, tập trung vào phần từ giữa đến ngọn tóc.

– Dùng máy sấy sẽ tác động nhiệt trực tiếp lên chân tóc, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh dẫn đến tóc dễ bị bết, do đó, tốt nhất bạn nên để tóc khô tự nhiên sau khi gội đầu.

Tác hại khi gội đầu thường xuyên

Tác hại khi gội đầu thường xuyên

Tóc trở nên gãy rụng

Vì khi gội đầu quá nhiều, da đầu của bạn sẽ mất đi sự cân bằng tự nhiên, làm ảnh hưởng và thay đổi cấu trúc tự nhiên của tóc, khiến các sợi tóc mới mọc trở nên yếu và dễ gãy rụng. Tình trạng này sẽ khiến mái tóc của bạn trở nên mỏng, thưa và thiếu sức sống.

Thay vì gội đầu hàng ngày, hãy điều chỉnh tần suất gội phù hợp với loại tóc và da đầu của bạn. Bạn nên gội đầu 2-3 ngày/lần để vệ sinh cho tóc. Ngoài ra cũng nên bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và protein cho cơ thể để nuôi dưỡng tóc từ bên trong.

Da đầu xuất hiện tình trạng nhờn

Nhiều người nghĩ rằng việc gội đầu thường xuyên sẽ giúp làm sạch tóc, nhưng thực tế điều này không cải thiện tình trạng bết mà còn làm tăng tiết dầu và bã nhờn.

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn chỉ nên gội đầu 2-3 ngày/lần, sử dụng dầu gội dành cho tóc nhờn và massage nhẹ nhàng da đầu khi gội. Ngoài ra cũng có thể sử dụng dầu gội khô vào những ngày không gội đầu để giúp thấm hút dầu thừa trên da đầu. Tránh gãi đầu mạnh hoặc vuốt tóc nhiều vì có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.

Tóc không còn độ bóng mượt

Việc gội đầu quá nhiều có thể là nguyên nhân chính khiến tóc mất đi độ bóng mượt tự nhiên. Các thành phần hóa học trong dầu gội có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của tóc, ảnh hưởng đến cấu trúc của sợi tóc. Những chất này còn làm mòn lớp màng bảo vệ bên ngoài, khiến tóc không còn bóng mượt như trước. Hơn nữa, gội đầu thường xuyên cũng làm tăng khả năng tích tụ các chất cặn trên tóc, làm cho tóc trở nên xỉn màu.

Trước tiên, để khắc phục bạn cần điều chỉnh tần suất gội đầu. Hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc có chứa hóa chất và hạn chế việc nhuộm, duỗi, uốn tóc. Khi ra ngoài trời nắng, nên đội mũ hoặc sử dụng các sản phẩm xịt chống nắng cho tóc.

Màu tóc nhuộm bị phai nhanh theo thời gian

Sau khi nhuộm tóc, để duy trì màu sắc lâu bền, bạn nên hạn chế gội đầu quá thường xuyên. Dầu gội đầu chứa các thành phần có thể làm mất đi màu nhuộm trên bề mặt tóc và làm tăng tốc độ phai màu. Thay vào đó, nên gội đầu khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để bảo tồn màu nhuộm và kéo dài độ bền màu của tóc.

Những mối nguy khi không gội đầu

Việc gội đầu quá thường xuyên có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của tóc, từ đó gây ra nhiều vấn đề khác về da đầu và tóc. Tuy nhiên nếu không gội đầu, tóc của bạn có thể gặp phải tình trạng sau:

Tóc khô và xơ: Da đầu có nhiều tuyến dầu. Chúng tiết dầu để nuôi tóc. Nếu không gội đầu thường xuyên, dầu tích tụ quá mức, làm tắc lỗ chân lông, ngăn cản sự hấp thu của tóc. Dần dần, tóc trở nên khô, xơ và dễ mất màu khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc hóa chất.

Nhiều gàu: Không gội đầu trong nhiều ngày sẽ làm tế bào da chết tích tụ, làm tắc lỗ chân lông, giảm sự hô hấp qua da, gây gàu và dễ mắc nấm da đầu.

Rụng tóc: Việc ít gội đầu cũng làm cho tóc không có đủ dưỡng chất do lỗ chân lông bị tắc, chân tóc yếu…

Bài viết liên quan