BHA (Beta Hydroxy Acid) đã trở thành một thành phần nổi bật nhờ vào những lợi ích đáng kể mà nó mang lại cho làn da. BHA thực sự là một “người bạn đồng hành” không thể thiếu trong quy trình chăm sóc sắc đẹp của nhiều người. Hãy cùng khám phá BHA có tác dụng gì trong làm đẹp nhé!

BHA là gì?

BHA là gì?

BHA – viết tắt của Beta Hydroxy Acid, là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm axit cacboxylic và nhóm hydroxy, được phân tách bởi hai nguyên tử carbon. Trong lĩnh vực mỹ phẩm, BHA nổi bật nhờ khả năng cải thiện dấu hiệu lão hóa, điều trị mụn, giảm viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và loại bỏ tế bào chết. Axit Salicylic, một dạng của BHA, không chỉ giúp tẩy tế bào chết mà còn tác động tích cực lên bề mặt da với nhiều lợi ích.

Cơ chế hoạt động của BHA trong làm đẹp?

BHA là một loại axit hòa tan trong dầu, cho phép nó thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông. Nhờ vào đặc tính này, BHA giúp loại bỏ tế bào da chết và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, từ đó giúp lỗ chân lông thông thoáng và thu nhỏ kích thước.

Tác dụng của BHA trong làm đẹp

BHA có nhiều tác dụng lên trong làm đẹp da mặt khi sử dụng. Trong đó có làm sạch và phòng ngừa tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn:

Cải thiện lỗ chân lông

BHA cải thiện lỗ chân lông

BHA giúp loại bỏ tế bào chết: BHA hỗ trợ loại bỏ tế bào chết hiệu quả nhờ khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông, BHA giúp loại bỏ các tế bào chết gây tắc nghẽn, từ đó cho phép các dưỡng chất khác hoạt động tốt hơn và làm sáng da.

Hơn nữa, việc sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết chứa BHA giúp giảm thiểu tác động trực tiếp lên da, từ đó hạn chế nguy cơ chà xát và tổn thương da như các phương pháp tẩy tế bào chết truyền thống.

Giảm tắc nghẽn lỗ chân lông: BHA có khả năng làm sạch bã nhờn, bụi bẩn và tạp chất tích tụ bên trong lỗ chân lông, giúp cải thiện tình trạng da và thông thoáng lỗ chân lông.

Se khít lỗ chân lông: Nhờ vào khả năng làm sạch sâu, BHA loại bỏ bã nhờn, tế bào chết và cặn mỹ phẩm tích tụ. Kết quả là kích thước lỗ chân lông được thu nhỏ và làn da trở nên mịn màng hơn.

Phục hồi và ngăn ngừa mụn cho da

Giảm viêm và làm dịu da: BHA có tính chất giảm viêm và làm dịu da. Khi sử dụng lên da, hoạt chất này hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm và sưng đỏ đối với những nốt mụn viêm. Giúp da mặt giảm tình trạng khó chịu, sưng đau từ mụn trở nên dịu nhẹ hơn.

Giảm vi khuẩn: BHA có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn và viêm nhiễm. Khi giảm số lượng vi khuẩn trên da, sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các đầu mụn viêm hay không viêm.

Kiểm soát dầu thừa trên da mặt: BHA có khả năng hấp thụ dầu và giảm sợi bã nhờn, giúp da luôn thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế và cải thiện trình trạng mặt nổi mụn trắng nhỏ, mụn viêm đáng kể. Do đó, thành phần này thường được bổ sung vào các bước skincare da dầu mụn

Kích thích Collagen: BHA kích thích sản sinh collagen, có thể giúp da giữ được độ săn chắc và giảm tình trạng nếp nhăn, chảy xệ, giúp cải thiện tình trạng lão hóa của làn da.

Giảm sự hình thành nám và tàn nhang: BHA có khả năng làm mờ các hắc sắc tố melanin trên da. Khi bị tổn thương từ tia UV, vết nám và tàn nhang xuất hiện từ sự tích tụ melanin trong da. BHA giúp giảm sự xuất hiện của nám và tàn nhang, làm cho da trở nên sáng và đều màu hơn.

Cách chọn BHA phù hợp cho làn da?

BHA phù hợp cho loại da nào?

Hiện nay, BHA xuất hiện trong mỹ phẩm chăm sóc da chứa dưới nhiều loại khác nhau như: sữa rửa mặt, toner, serum, mặt nạ, dưỡng ẩm,… Chính vì thế, bạn cần nắm rõ quy trình và thành phần của các sản phẩm dưỡng da để kết hợp với nhau mà không gây hại đến làn da.

Ngoài ra, với những bạn mới sử dụng BHA lần đầu, hãy chọn loại sản phẩm chăm sóc có mức nồng độ thấp hoặc phù hợp với da, chỉ vừa phải để làm sạch lỗ chân lông trên da mặt.

Các mức nồng độ BHA khác nhau cũng sẽ phù hợp cho từng loại da khác nhau. Việc lựa chọn nồng độ BHA phù hợp sẽ giúp hoạt chất phát huy tối đa khả năng hoạt động trên da, đảm bảo an toàn và hạn chế kích ứng:

BHA 1%: Đây là mức thấp nhất, dành cho các bạn sở hữu làn da nhạy cảm hoặc mới bước đầu tiếp cận, làm quen với hợp chất này.

BHA 2%: Đây là mức nồng độ phù hợp cho mọi loại da (trừ da nhạy cảm), sẽ hơi châm chích khi bắt đầu nhưng dần dần sẽ biến mất, sau khi da đã quen thì sẽ không còn hiện tượng này.

BHA 4%: Với mức nồng độ này thì tần suất dùng chỉ từ 1-2 lần/ tuần, áp dụng cho làn da khỏe hay da thường

BHA 10%: Nồng độ này chỉ được áp dụng dành các sản phẩm điều trị, dùng để chấm các vùng da nhỏ cần cải thiện trên da.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng BHA chăm sóc da

Để phát huy tốt nhất tác dụng của BHA trên da, bạn cần chú ý những điều sau:

Kiểm tra ở vùng da nhỏ trước khi sử dụng lên da mặt: Hãy thử sản phẩm có BHA trên một vùng da nhỏ để da được làm quen và quan sát tình trạng của da rồi mới sử dụng lên toàn bộ khuôn mặt.

Sử dụng nồng độ BHA phù hợp với tình trạng da: Hãy xem xét tình trạng da và lựa chọn nồng độ BHA phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, bảo vệ an toàn cho làn da.

Không kết hợp với các hoạt chất mạnh trong cùng quy trình dưỡng da: Nếu da bạn nhạy cảm thì không nên kết hợp BHA với các hoạt chất mạnh như Retinol ở mức nồng độ cao trong cùng quy trình bởi vì sẽ khiến da kích ứng, thậm chí tổn thương. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho làn da.

Thoa kem chống nắng đầy đủ: Khi sử dụng BHA, da sẽ trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn cần thoa chọn kem chống nắng cho da mụn hoặc cho da nhạy cảm có chỉ số SPF trên 30 để bảo vệ da hiệu quả.

Thứ tự sử dụng BHA đúng chuẩn trong quy trình skincare: Tẩy trang -> Rửa mặt -> Toner -> BHA -> Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ -> Kem chống nắng.

Bài viết liên quan